Chìa khóa số 1: Giữ vệ sinh sạch sẽ

Như đã giới thiệu trong bài viết đầu tiên, vi khuẩn có mặt ở khắp nơi và có thể gây ra ngộ độc nếu như chúng ta không trang bị vững những kiến thức cơ bản để phòng chống. Hãy bắt đầu với “Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ”-  một trong những chìa khóa quan trọng đầu tiên trong 5 chìa khóa sẽ được Học viện BAEMIN chia sẻ đến Đối tác trong bài viết và video dưới đây nhé!

Ý nghĩa của chìa khóa đầu tiên trong việc thực hiện các bước đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 

Để phòng chống nguy cơ lây bệnh từ các vi khuẩn gây hại, Đối tác có thể bắt đầu từ những hành động đơn giản chính là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Việc đảm bảo vệ sinh không chỉ ở khu vực chế biến thức ăn mà chính các đầu bếp cũng cần chú ý đến việc vệ sinh cá nhân. Bởi lẽ, đầu bếp chính là nguời tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn thông qua quá trình chuẩn bị, chế biến nhằm mang đến những món ăn cho khách hàng. 

Việc giữ vệ sinh tuy đơn giản nhưng nếu không chú ý thì rất dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và lây sang đồ ăn đã được chế biến. 

Giữ gìn vệ sinh cần thực hiện và đảm bảo các tiêu chí nào?

Để tuân thủ và thực hiện đúng các bước giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, hãy bắt đầu từ những việc làm được tổ chức International SOS gợi ý dưới đây.

  • Luôn đảm bảo giữ gìn vệ sinh bàn tay

Đối với những người trực tiếp chế biến thực phẩm, nếu bàn tay không đảm bảo đã được rửa sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn TRƯỚCSAU khi nấu ăn thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì khi vi khuẩn tấn công đến tay của đầu bếp thì sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn, gây ra những vấn đề về ngộ độc cho người dùng món ăn được thực hiện bởi đôi tay đó. 

ban tay

Ngoài ra, Đối tác cần lưu ý sau khi vệ sinh, dọn dẹp hay chơi đùa cùng thú cưng cũng cần phải rửa tay thật sạch để đảm bảo  bảo vệ sức khỏe không chỉ đối với bản thân mà còn là cho cộng đồng.

  • Vệ sinh khu vực nấu ăn

Dầu mỡ, thức ăn thừa cũng là những nơi vi khuẩn có thể sinh sôi và mang lại các vấn đề sức khỏe cho chúng ta. Vì vậy, khu vực bếp phải thường xuyên được lau chùi và làm sạch bằng các loại dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. 

Đối tác chú ý tuyệt đối không được cho thú cưng, và phải ngăn chặn các loài côn trùng vào khu vực chế biến thức ăn.

thu cung

  • Làm sạch các dụng cụ, đồ dùng nhà bếp

Đối với các dụng cụ để chế biến như nồi, chảo, thớt, dao, chén, dĩa, v.v phải luôn được rửa với xà phòng và lau khô bằng khăn sạch trước khi sử dụng. Có thể rửa và tráng các dụng cụ qua nước sôi và sau đó lau khô bằng khăn mềm. 

Các ngăn chứa thực phẩm trong tủ lạnh cũng cần được vệ sinh thường xuyên, loại bỏ những thức ăn đã quá hạn. 

  • Luôn giữ cho thực phẩm được an toàn

Thức ăn khi đã được chế biến cần bảo quản trong các hộp kín ở nhiệt độ thích hợp. Các thùng chứa rác thải trong quá trình nấu ăn phải được đậy kín và xử lý trong ngày.

Ngoài ra, khi cần sử dụng các sản phẩm thuốc diệt côn trùng trong nhà bếp cần đảm bảo không để cho thức ăn bị ô  nhiễm. Thường xuyên kiểm tra nhà bếp xem có bất kỳ vết nứt hay lỗ hỏng nào để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào. 

Những hành động Giữ gìn vệ sinh cửa được chia sẻ trên tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu tuân thủ đúng và nghiêm ngặt sẽ góp phần hạn chế tối đa những vấn đề liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Hãy cùng Học viện BAEMIN khám phá chìa khóa thứ 2 để thực hiện các quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm đúng cách.